Hướng dẫn cách đi tàu điện ở Nhật
- Posted by Nguyễn Ngọc Hà
- Categories Tin tức
- Date Tháng 5 9, 2023
- Comments 0 comment
- Tags
Tổng quan về hệ thống tàu điện ở Nhật - cách đi tàu điện ở Nhật
Tàu điện có thể được xem là một trong những phương tiện đặc trưng của Nhật Bản. Cùng với mật độ dân số khá cao, để tránh việc ùn tắc, kẹt xe thì việc di chuyển bằng tàu điện là giải pháp tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, đây cũng là phương tiện có giá thành rẻ và rất tiện lợi cho người dân. Chính vì vậy, đa số người Nhật đều sử dụng tàu điện là phương tiện chính cho việc di chuyển giữa các nơi.
Các loại tàu điện ở Nhật Bản phổ biến nhất
Nhật Bản cũng có nhiều loại tàu điện khác nhau được phân biệt vào tuỳ loại tốc độ di chuyển. Sau đây là một số loại tàu điện phổ biến ở Nhật.
- Local (kakueki-teisha hay futsu-densha): đây là loại tàu thường, có giá thành hợp lý và dừng ở tất cả các ga.
- Rapid (kaisoku): đây là loại tàu nhanh, thường bỏ qua một vài điểm dừng cụ thể. Về giá thì cả kaisoku và kakueki-teisha không có quá nhiều sự chênh lệch.
- Express (kyuko): đây là loại tàu tốc hành, có ít điểm dừng hơn so với tàu nhanh. Vì là tàu tốc hành nên về giá, tàu tốc hành sẽ có giá cao hơn tàu nhanh dù cùng di chuyển trên 1 tuyến.
- Limited Express (tokkyu): đây là loại tàu tốc hành đặc biệt, phục vụ các tuyến dài và chỉ dừng ở những ga chính. Giá vé loại tàu này khá cao, thường rơi vào khoảng 500 – 4000 yên/1 người/1 lượt.
- Super Express (shinkansen): đây là loại tàu điện ở Nhật chạy trên những tuyến và làn riêng. Bên cạnh giá vé cao bạn còn cần trả thêm khoản phí đặc biệt cho hãng tàu, giá thường dao động từ 800 – 8000 yên/1 người/1 lượt.
Những hạng ghế trên tàu điện ở Nhật
Hệ thống tàu điện ở Nhật không chỉ có nhiều loại mà còn có nhiều hạng ghế khác nhau được phân loại như hàng ghế ở xe khách. Thông thường, có 2 loại ghế chính là ghế đặt trước và ghế không đặt trước.
- Ghế không đặt trước: Hạng ghế này được sử dụng ở các loại tàu điện ở Nhật như tàu thường (kyuko và tokkyu) bởi ở loại tàu này chỉ có 1 hạng ghế. Như vậy, khi đi bạn sẽ không thể đặt vé khi đi những loại tàu này. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ phải đứng nếu tàu hết chỗ, thậm chí khi đi cả 2 – 3 giờ đồng hồ liền.
- Ghế đặt trước: hạng ghế này được sử dụng ở các loại tàu đường dài như shinkansen và một số tàu tokkyu. Tuy nhiên để sử dụng được hạng ghế này, bạn phải tốn thêm ít chi phí, nhưng bạn có thể đảm bảo được giữ ghế và chọn vị trí ngồi phù hợp.
Ngoài ra, trên các tuyến tàu đường dài ở Nhật còn cung cấp cho hành khách 2 hạng ghế theo toa ngồi, bao gồm: ghế thường (ordinary) và ghế xanh hạng nhất (green). Toa dành cho hạng green thường ít khách hơn và được phục vụ chu đáo, tận tình. Do vậy mà giá vé tàu điện ở Nhật cho hạng ghế xanh thường có chi phí cao hơn so với ghế thường.
Hướng dẫn cách đi tàu điện ở Nhật và cách mua vé tàu
Cách mua vé tàu điện ở Nhật
Tùy thuộc vào nơi bạn muốn đi ở Nhật mà bạn có thể chọn cách mua vé tàu điện khác nhau. Thông thường trên các tuyến đường ngắn, bạn nên chọn mua vé tàu ở các máy bán vé tự động nó sẽ nhanh hơn. Ngược lại, với những chuyến đi dài hơn, bạn nên mua vé trực tiếp tại các quầy ở ga tàu.
- Mua vé tại quầy bán vé tự động
Cách mua vé tàu tại các máy bán vé tự động ở Nhật như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu thông tin của các tuyến đường ga đi, ga đến và giá vé tương ứng trên bản đồ phía trên khu vực máy.
- Bước 2: Chọn ngôn ngữ mà bạn có thể sử dụng được ( nếu bạn không biết tiếng Nhật)
- Bước 3: Chọn ga bạn muốn đến và giá vé tương ứng trên màn hình máy bán vé tự động
- Bước 4: Chọn số lượng vé muốn mua (thông thường mặc định là 1, do vậy nếu đi một mình thì bạn có thể bỏ qua bước này).
- Bước 5: Sau khi đã chọn được vé tàu phù hợp, các bạn đưa tiền vào máy bán vé tự động để tiến hành thanh toán. Chú ý: Máy bán vé tự động nhận cả tiền giấy và tiền xu.
- Bước 6: Lấy vé tàu và nhận lại tiền thừa (nếu có).
- Mua vé trực tiếp tại ga tàu
Khác với những tuyến đường thông thường thì đối với những tuyến đường dài hơn, bạn nên mua vé trực tiếp tại các ga tàu. Sau đó, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết như: mã hành khách, ngày đi, ga khởi hành, ga đến, hạng ghế (hạng thường hay hạng xanh, ghế đã đặt trước hay chưa) để nhân viên ga có thể vé cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp thêm thông tin như: tên tàu, mã số tàu, giờ khởi hành,… để có thể giữ ghế.
Đi qua cửa soát vé
Sau khi mua được vé tàu, bạn sẽ được tiến ngay vào cổng soát vé để vào được khu vực ga đợi tàu. Tại cổng soát vé tự động, bạn cần đưa vé vào trong khe, bước qua cửa và nhận lại vé ở đầu bên kia, như vậy vé của bạn đã được thông qua và bạn có thể sử dụng tàu điện ở Nhật .
Tuy nhiên, cửa soát vé sẽ không mở nếu vé của bạn đã qua sử dụng hoặc quá hạn.
Các hình thức thanh toán khi mua vé tàu điện ở Nhật
Cũng như ỏ Việt Nam khi thanh toán vé xe hay tàu đều có thể chọn nhiều phương thức thanh toán. Ở Nhật cũng vậy, bạn có thể chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau, dưới đây là những cách phổ biến:
- Thanh toán bằng các loại thẻ đa năng IC (Suica, Pasmo, Icoca…)
- Thanh toán bằng các loại Thẻ 24h, 48h và 36h
- Thanh toán bằng JR Pass
Những lưu ý về cách ứng xử trên tàu điện ở Nhật Bản
Vốn nổi tiếng với nhiều quy tắc và văn hóa ứng xử trong cuộc sống hằng ngày. Người Nhật được mô tả là “lịch sự” chính vì vậy, ngay cả việc tham gia giao thông cũng có khá nhiều quy tắc ứng xử nhất định.
Không ăn uống trên tàu
Về đa phần, các công ty vận hành tàu điện sẽ có quy định chung là cấm ăn uống trên tàu. Điều này thứ nhất là đảm bảo giữ gìn vệ sinh chung và cũng như tránh gây mùi khó chịu, ảnh hưởng người xung quanh. Tuy nhiên, hành khách vẫn được phép ăn kẹo, nhai kẹo cao su hoặc uống nước lọc để tránh say tàu.
Hút thuốc đúng nơi quy định
Thuốc lá là vật phẩm cấm sử dụng trên tất cả các hãng tàu, hành khách không được sử dụng thuốc lá trên tàu vào bất cứ thời điểm nào.
Tuy nhiên, một số nhà ga vẫn sẽ có khu vực dành riêng cho người hút thuốc. Nếu bạn có nhu cầu, hãy tìm đến những khu vực này để tránh ảnh hưởng đến người xung quanh.
Xếp hàng chờ tàu, không chen lấn
Nổi tiếng là quốc gia cực kỳ văn minh và lịch sự. Chính vì thế, văn hóa xếp hàng của người Nhật cũng được thực hiện vô cùng nghiêm túc. Khi chờ tàu, bạn hãy tìm đến các vạch chỉ dẫn vị trí lên tàu và đứng xếp hàng ngay ngắn sau các vạch kẻ này để chờ tàu đến . Chú ý, không chen lấn hay xô đẩy trong lúc chờ tàu để không làm ảnh hưởng đến những hành khách khác.
Ưu tiên khách xuống tàu
Khi tàu đến ga, bạn cần lưu ý chờ đến khi tất cả hành khách ở trên tàu đã xuống tàu hết thì mới bước lên tàu. Nguyên tắc ở đây đó chính là đứng dạt sang một bên cửa lên tàu thay không đứng ở giữa làm cản trở việc di chuyển của các hành khách khác.
Nhường ghế ngồi cho đối tượng được ưu tiên
Khi đi tàu, bạn sẽ thấy mỗi toa đều có ghế dành riêng cho những đối tượng được ưu tiên ở Nhật. Và tất nhiên, bạn hãy nhường ghế ở khu vực này cho những đối tượng hành khách bao gồm: người khuyết tật, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em,… Và không lạ lắm khi gặp những trường hợp này thì bạn nên nhường ghế cho họ.
Không làm ồn trên tàu
Tàu điện Nhật Bản là phương tiện công cộng được rất nhiều người dân Nhật Bản sử dụng. Do đó, nguyên tắc khi ở nơi công cộng là tránh làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, bạn nên đặt điện thoại ở chế độ im lặng. Ngoài ra, cũng cần tránh nghe điện thoại hoặc nói quá to trên tàu.
Luôn đi phía bên trái đường trong nhà ga tàu điện ở Nhật
Ở Nhật có một điều đặc biệt là khi di chuyển trong ga tàu, nguyên tắc cần lưu ý đó chính là đi theo dòng người và di chuyển về phía bên trái. Điều này là để đảm bảo tránh xảy ra những va chạm bất ngờ khi có nhiều người qua lại trong nhà ga.
Tìm hiểu tiếng Nhật cùng Đông Du Hà Nội
Xin chào các bạn!
Mình là Nguyễn Ngọc Hà, 32 tuổi. Mình là chuyên viên tư vấn du học Nhật Bản, mình có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn du học Nhật Bản và đưa du học sinh sang Nhật.
Mình may mắn được có kinh nghiệm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản hơn 5 năm, mình rất sẵn lòng chia sẻ kiến thức du học và kinh nghiệm du học Nhật Bản đến với các bạn trong bài viết này!