
Kỹ năng luyện nghe và cải thiện điểm nghe cho kỳ thi JLPT (từ sensei N1)
- Posted by Nguyễn Ngọc Hà
- Categories Từ vựng
- Date Tháng 6 25, 2021
- Comments 0 comment
- Tags
Trước tiên, hãy thành thật với nhau lý do tại sao chúng ta nghe chưa tốt đi! Sensei sẽ thử liệt kê một số cùng giải pháp và chia sẻ bí kíp luyện nghe của sensei cho các bạn nhé!
1. Nghe ít. Gần thi rồi mới luyện đề nghe.
Các bạn nghe ngay từ khi mới học giúp sensei. Phương pháp nghe lấy thực lực thì các bạn xem hướng dẫn dưới nhé.
2. Không nghe hiểu sâu mà chỉ nghe TỪ KHÓA để HIỂU ĐẠI KHÁI.
Nghe từ sớm không phải ở trình độ tiếp theo, mà nên nghe lại trình độ cũ, nghe tới đâu hiểu tới đó. Nếu nghe không hiểu thì đọc lại script
3. Nghe nhưng thiếu từ vựng.
Vậy thì mọi người sẽ luyện nghe chỉ từ vựng thôi. Sensei gợi ý có thể nghe của Tango, có từ đơn và có câu ví dụ đơn, đọc luôn cho mình nghe như cuốn Minna. Hàng ngày trong hoạt động bình thường thì cứ bật lên nghe rồi mình phân tích nó đang đọc từ gì, câu gì? Bởi vì nếu mọi người câu đơn ngắn không nghe ra thì làm sao nghe được cả đoạn văn.
4. Nghe nhưng thiếu ngữ pháp.
Thường trong bài làm sẽ bị nhầm lẫn ngữ pháp. Khi mọi người bị sai thì nên đọc lại text, ghi chú lại để xem lại cái cũ. Quan trọng nhất vẫn là phải nghe bản chất, nghe hiểu sâu. Sensei không cổ xúy nghe mẹo vì mình học để sử dụng chứ mục đích cuối cùng đâu để thi, đi làm thì đâu có 4 đáp án để mình lựa chọn.
KỸ NĂNG LUYỆN NGHE VÀ CẢI THIỆN ĐIỂM NGHE JLPT (LỜI KHUYÊN TỪ SENSEI N1)
1. Luyện nghe ít nhất 15' mỗi ngày.
– Việc nghe không liên quan tới Từ vựng và Ngữ pháp, nên KHÔNG chờ học xong hết kiến thức mới bắt đầu luyện nghe.
– KHÔNG chờ tới lúc làm đề mới ôn nghe.
– Quay lại nghe ĐÚNG trình độ thực chất hiện tại thay vì cố nghe lên. Các bạn nghe từ trình độ dễ và HIỂU hết toàn bộ nội dung để nắm được gốc.
2. Phương pháp luyện nghe đúng:
– Bước 1: NGHE LÀM THỬ bước đầu tiên này, các bạn sẽ luyện tập trung bằng cách làm nguyên đề và bấm thời gian.
– Bước 2: NGHE VÀ ĐỌC LẠI TRÔI CHẢYTiếp theo, bạn sẽ nghe lại và đọc theo script. Các bạn cần hiểu hết toàn bộ nội dung bài nghe, bằng việc hiểu nghĩa câu, đặt câu hỏi nghi vấn tại sao về ngữ pháp… để tránh mơ hồ (Bạn có thể nhờ người chắc ngữ pháp hỗ trợ). Bạn có thể ghi chú và nhớ luôn những câu ngữ pháp hoặc từ vựng có tính ứng dụng.
– Bước 3: ĐỌC LẠI TỪ ĐẦU.Khi đã hiểu hết bài nghe, chúng ta sẽ phải đọc được trôi chảy bài nghe. Có thể tăng tốc độ bài nghe nhưng phải hiểu sâu và đọc tới đâu sẽ hiểu tới đó. Lưu ý: Các dạng bài nghe như Dạng đọc 1 câu chọn 3 câu cũng làm tương tự: Các bạn làm theo Bước 1, Bước 2 sẽ phân tích thêm tại sao đúng/ sai; Bước 3 đọc lại câu đúng là được.
Các bạn hãy áp dụng ngay Kỹ năng trên để luyện nghe hàng ngày, việc nghe sẽ không còn khó, chán hay nản nữa nhé!
Tìm hiểu tiếng Nhật cùng Đông Du Hà Nội
Xin chào các bạn!
Mình là Nguyễn Ngọc Hà, 32 tuổi. Mình là chuyên viên tư vấn du học Nhật Bản, mình có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn du học Nhật Bản và đưa du học sinh sang Nhật.
Mình may mắn được có kinh nghiệm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản hơn 5 năm, mình rất sẵn lòng chia sẻ kiến thức du học và kinh nghiệm du học Nhật Bản đến với các bạn trong bài viết này!
Previous post
4 phương pháp luyện Giao tiếp tiếng Nhật hiệu quả cho người mới bắt đầu
You may also like

10 dấu câu trong tiếng Nhật người học cần phải biết

Tìm hiểu về Bộ thủ: Viên gạch móng của Hán tự và Đọc hiểu.
