Các món ăn truyền thống trong dịp Tết ở Nhật Bản
- Posted by Nguyễn Ngọc Hà
- Categories Tin tức
- Date Tháng mười hai 18, 2023
- Comments 0 comment
- Tags
Ngày tết ở Nhật cũng giống như ở Việt Nam, vào những ngày này sẽ có những món ăn truyền thống mà chỉ xuất hiện vào ngày tết. Vậy những món ăn truyền thống trong dịp tết ở Nhât Bản có những món nào, hãy cũng Đông Du Hà Nội tìm hiểu nhé!
I. Nguồn gốc các món ăn truyền thống trong dịp tết ở Nhật
Món ăn truyền thống trong dịp Tết ở Nhật Bản được gọi là Osechi Ryori. Osechi Ryori (hay おせち料理) là một món ăn đặc biệt được yêu thích trong dịp Tết tại Nhật Bản. Các món ăn trong Osechi Ryori thường có nhiều sắc màu với ý nghĩa sẽ mang đến điều tốt lành và may mắn trong năm mới. Chính vì vậy mà món ngon này từ xa xưa đã được xem là món lễ vật quý báu để dâng lên các vị thần vào ngày Seichiku.
Osechi ryori (món ăn truyền thống trong dịp tết ở Nhật) có nguồn gốc từ thời kỳ Nara ở Nhật Bản (710 – 794). Ở thời kỳ đó, người ta thường tổ chức các buổi tiệc đặc biệt trong kinh thành để đón chào thời khắc giao mùa trong năm được gọi là “sechie”. Những buổi tiệc này được tổ chức năm lần mỗi năm (bao gồm cả ngày đầu năm mới) vào thời gian diễn ra các “gosekku” (năm mùa lễ hội), những buổi tiệc này đã trở nên rất xa hoa và thịnh soạn vào thời kỳ Heian (794 – 1185)
Thời gian trôi qua, Osechi Ryori dần trở thành món ăn phổ biến trong cung đình Nhật hoặc trong các gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu và sau cùng là với mọi nhà. Theo quan niệm của người dân Nhật Bản, những món ăn trong Osechi Ryori được bày trí càng đẹp mắt, đa dạng và cầu kỳ thì cuộc sống của gia chủ sẽ càng sung túc, hạnh phúc và thịnh vượng trong năm mới.
Theo đó, Osechi Ryori thường hay được phục vụ trong chiếc hộp sơn mài có nhiều tầng cực kỳ sang trọng. Nếu trong thời gian đầu chỉ xuất hiện có rượu mirin và rau luộc chấm nước tương thì hiện nay món ăn Osechi Ryori đã trở nên phong phú và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Do ở Nhật có quan niệm không làm việc vào ngày đầu tiên trong năm mới và để cho những người phụ nữ của gia đình có thời gian nghỉ ngơi, tận hưởng không khí Tết, bàn ăn Osechi Ryori thường sẽ được mọi người chuẩn bị đầy đủ cho mọi người từ đêm hôm trước. Sau khi tiếng chuông giao thừa vang lên, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ quây quần cùng nhau để thưởng thức món ăn truyền thống trong dịp tết ở Nhật này.
II. Một số món ăn phổ biến trong Osechi Ryori
Datemaki: Trứng cuộn ngọt với nhân đậu phụ và thịt lợn. Món này có vị ngọt một chút và cũng món ăn truyền thống trong dịp tết ở Nhật.
Kuri Kinton: Bánh khoai lang hạt dẻ hay có nghĩa là “bánh hạt dẻ vàng”. Khoai lang có màu vàng tươi đặc trưng, không những thế khoai lang còn ngọt hơn khoai lang thông thường.
Namasu: Là món salad củ cải trắng và cà rốt, được ngâm trong giấm ngọt một khoảng thời gian ngắn. Món ăn này xuất hiện tại Nhật Bản vào những năm 700, cho đến bây giờ nó đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp tết ở Nhật vào ngày đầu năm Osechi mà người Nhật thưởng thức trong dịp năm mới. Món ăn này mang 2 màu màu đỏ và trắng được coi là màu sắc kỷ niệm ở Nhật Bản.
Chikuzenni/Nishime: Gà om rau củ.
Tazukuri: Cá mòi rang bọc sốt ngọt.
Kuromame: Cá trứng cá trích vàng ruộm ngâm trong dashi (nước hầm).
Kamaboko: Món chả cá ngon tuyệt hảo
Kombu cuộn cá hồi
Kohaku Namasu: Món ăn đơn giản gồm cà rốt và daikon (củ cải trắng) thái sợi nhỏ rồi ngâm muối chua
Renkon: Miếng củ sen có vị ngọt, chát, giòn
III. Ý nghĩa của các món ăn trong Osechi Ryori
- Datemaki tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn.
- Kuri Kinton tượng trưng cho sự giàu có và tài lộc.
- Namasu tượng trưng cho sự thanh khiết và tinh khiết.
- Chikuzenni/Nishime tượng trưng cho sự hòa hợp và đoàn kết.
- Tazukuri tượng trưng cho sự bền vững và trường tồn.
- Kuromame tượng trưng cho lời cầu chúc gia đình đông con cháu và thịnh vượng.
- Kamaboko biểu trưng cho sự chúc mừng.
- Kombu cuộn cá hồi tượng trưng cho tuổi trẻ
- Kohaku Namasu biểu thị cho mối quan hệ gia đình ngày càng sâu sắc.
- Rekon mang ý nghĩa đem lại sức mạnh cho các gia đình để dự đoán và phòng ngừa những khó khăn trong tương lai.
IV. Cách trình bày các món ăn truyền thống ngày Tết Nhật Bản
-Các món ăn truyền thống trong dịp tết ở Nhật thường được đựng trong các hộp đặc biệt có tên là “jubako”. Với ý nghĩa “hạnh phúc chồng hạnh phúc”, mỗi tầng của chiếc hộp Jubako đều chứa đầy các món ngon truyền thống tượng trưng cho những ý nghĩa khác nhau:
Tầng 1: Là tầng cao nhất có tên “Ichi no Ju” với ý nghĩa chúc mừng một năm mới nhiều tốt lành và may mắn.
Tầng 2: Mang tên “Ni no Ju” là tầng chứa đầy những món dịu ngọt như rong biển cuộn, bánh hạt dẻ và trứng cuộn Datemaki,… Đây chắc chắn sẽ là tầng được các bạn nhỏ yêu thích nhất.
Tầng 3: Có tên gọi đầy là “San no Ju” mang ý nghĩa “hạnh phúc đến từ biển cả” do đó có rất nhiều món hải sản tươi ngon hấp dẫn.
Tầng 4: “Yo no Ju” hay “niềm hạnh phúc từ núi” là tên dành riêng cho tầng 4, nơi thể hiện sự cân bằng hoàn hảo với các tầng trên.
-Các món ăn trong Osechi Ryori thường được trình bày một cách cầu kỳ, đẹp mắt. Điều này thể hiện sự chu đáo và tinh tế của người Nhật Bản. Các hộp này thường được đặt ở một vị trí trang trọng trong nhà và được dùng trong suốt những ngày Tết.
Trên đây là những món ăn truyền thống trong dịp Tết ở Nhật Bản không thể thiếu mỗi khi lễ năm mới đến. Mọi người đọc và tham khảo nét văn hóa ẩm thực trong ngày tết ở Nhật nhé!
Tìm hiểu tiếng Nhật cùng Đông Du Hà Nội
Xin chào các bạn!
Mình là Nguyễn Ngọc Hà, 32 tuổi. Mình là chuyên viên tư vấn du học Nhật Bản, mình có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn du học Nhật Bản và đưa du học sinh sang Nhật.
Mình may mắn được có kinh nghiệm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản hơn 5 năm, mình rất sẵn lòng chia sẻ kiến thức du học và kinh nghiệm du học Nhật Bản đến với các bạn trong bài viết này!