Ojigi – Cách cúi chào trong văn hoá chào hỏi của người Nhật Bản
- Posted by Nguyễn Ngọc Hà
- Categories Tin tức
- Date Tháng mười 18, 2022
- Comments 0 comment
- Tags
Trong văn hoá giao tiếp của người Nhật, cúi đầu chào (Ojigi) rất được chú trọng. Thậm chí, Ojigi được xem như là một nghệ thuật chào hỏi trong văn hoá giao tiếp của người Nhật. Trong bài viết này, Đông Du Hà Nội sẽ chia sẻ đến bạn ý nghĩa, cách cúi chào đúng hoàn cảnh và một số lưu ý khi cúi chào kiểu Nhật Bản để các bạn có thể vận dụng khi học tập, làm việc với người Nhật.
Cùng học các cách cúi chào để tự tin giao tiếp hiệu quả hơn với người Nhật nhé!
Ojigi là gì?
Ojigi trong tiếng Nhật có nghĩa là Hành động cúi đầu chào. Như đã nói ở trên, Cúi đầu chào (Ojigi) là một truyền thống trong văn hoá chào hỏi của người Nhật. Văn hoá Ojigi đã hằn sâu vào tâm trí của người dân Nhật Bản, bởi vậy văn hoá Ojigi rất được xem trọng trên đất nước Nhật Bản.
Ý nghĩa của hành động cúi chào
Hành xử lịch thiệp đã in đậm vào văn hoá của con người Nhật Bản, thái độ lịch sự và tôn trọng là nguyên tắc mà người Nhật Bản luôn theo đuổi. Cách cư xử theo đúng nguyên tắc là tôn kính xã hội được giảng dạy ở các trường học từ những cấp học nhỏ nhất. Chính vì thế, hành động cúi chào là hành động thể hiện sự tôn trọng, hết lòng với đối phương.
Bên cạnh đó, có người cho rằng hành động cúi đầu chào là hình thức chào hỏi mà không phải động chạm. Một phần là do trường hợp phải chạm tay thì sẽ dễ lây bệnh hơn, mặt khác nữa là do trước đây Nhật Bản cũng như một số quốc gia phương đông khác, khá bảo thủ trước hành động chạm tay giới người khác giới mà không có quan hệ gì.
5 kiểu cúi chào của người Nhật
Hành động cúi chào của người Nhật không đơn giản chỉ mang ý nghĩa chào hỏi thông thường mà hành động đó thể hiện sự tôn trọng, lòng thành và được chia thành nhiều cấp độ khác nhau ứng với 5 cách cúi chào của người Nhật.
Ngoài ra, văn hoá ojigi cũng sử dụng khi thể hiện sự biết ơn hay xin lỗi với một ai đó. Ojigi đã ăn sâu vào phong cách sống của người Nhật, thậm chí khi gọi điện thoại chào hỏi không gặp trực tiếp nhau họ vẫn cúi đầu chào.
Quy tắc chung của văn hoá chào hỏi Ojigi đó là khi bạn càng muốn thể sự tôn trọng hay thái độ xin lỗi càng cao thì càng phải cúi đầu thấp xuống.
Ở Việt Nam và một số quốc gia khác, khi gặp nhau họ thường bắt tay, tuy nhiên hành động này lại không được đánh giá cao ở Nhật Bản.
Do đó, nếu có dự định du học Nhật bản, sinh sống, học tập và làm việc tại đất nước Phù Tang hay làm việc có đối tác là người Nhật, bạn nên tìm hiểu sâu về văn hoá Ojigi để nhận được sự yêu quý và đánh giá cao hơn từ người Nhật nhé!
Có tất cả 5 cách cúi chào của người Nhật. Tuỳ theo độ tuổi, địa vị xã hội của đối phương và trường hợp cụ thể mà sẽ có những cách cúi đầu chào theo từng cấp độ.
Kiểu cúi chào của người Nhật với người nhỏ tuổi hơn mình
Đây được coi là cấp độ chào thấp nhất trong văn hoá cúi chào của người Nhật. Với mức độ này, bạn cúi đầu theo góc 5 độ, cách chào hỏi này được sử dụng khi gặp người nhỏ hơn mình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết. Thông thường sẽ là người ít tuổi hơn mình hoặc có vị trí thấp hơn mình.
Eshaku - Kiểu cúi chào đối với người cùng tuổi
Eshaku là cách cúi chào của người Nhật được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp hàng ngày. Được sử dụng khi chào người cùng tuổi, bạn bè; người cùng cấp bậc, địa vị xã hội; người mới gặp lần đầu.
Bạn sẽ thực hiện cách chào Eshaku theo tư thế đứng, cúi nhẹ phần thân và đầu khoảng 15 độ trong khoảng 2s.
Cách cúi chào này thể hiện sự lịch sự, nhẹ nhàng. Cách chào này được dùng mang tính lễ nghi nhiều và hay dùng chào người mà mình quen biết nhưng không thân thiết lắm.
Keirei - Kiểu cúi chào đối với cấp trên, người lớn tuổi
Bạn sẽ thực hiện các chào Keirei theo tư thế đứng, đầu và lưng thẳng và cúi 1 góc 30 độ trong khoảng 2s. Cách cúi chào rất lịch sự, thể hiện sự tôn trọng và sử dụng khi chào hỏi cấp trên, người lớn tuổi, khách hàng,…
Saikeirei - Kiểu chào hỏi với góc 45 độ
Đây là cách cúi chào trang trọng nhất, dùng để thể hiện sự tôn trọng với người có địa vị rất cao như hoàng đế, hoặc để xin lỗi hay bày tỏ sự hối lỗi. Thông thường, người Nhật hay sử dụng cách cúi chào này khi muốn thể hiện sự hối lỗi để xin lỗi 1 cách chân thành; thể hiện lòng tôn kính và biết ơn đối với những người có vị trí cao như hoàng đế, đấng Thần linh hay Quốc kỳ, ông bà và cha mẹ.
Để cúi chào theo kiểu Saikeirei, bạn cần cúi người 1 góc từ 45-60 độ và giữ nguyên tư thế này trong vòng 3s hay thậm chí 1phút. Cùng lúc đó, 2 bàn tay hạ xuống và chạm cào đầu gối, mắt nhìn thẳng xuống.
Dogeza - Kiểu chào quỳ
Kiểu cúi chào Dogeza là cấp cao nhất trong văn hoá cúi chào của người Nhật.
Trong thực tế, kiểu chào quỳ này ít khi được sử dụng bởi: Dogeza dùng khi một ai đó mắc lỗi nghiêm trọng, khó có thể tha thứ phải quỳ xuống để tạ lỗi. Đây là cách chào trước dây người Nhật hay dùng chào Nhật Hoàng và đấng sinh thành. Ngày nay, trong trường hợp không phải để xin lỗi, thì ta gặp kiểu cúi chào này trong dịp đặc biệt thể hiện sự biết ơn đối với đấng sinh thành.
Lưu ý khi cúi chào kiểu Nhật
Cách cúi chào giữa nam và nữ cũng có sự khác nhau. Bạn cũng cần phải nắm được cách cúi chào này nhé:
- Khi cúi chào, mặt bạn sẽ luôn nhìn xuống dưới
- Cổ, lưng phải được giữ ở tư thế thẳng, không cong lưng
- Cúi chào càng lâu càng thể hiện sự kính trọng đối với đối phương
- Nam thì sẽ để 2 ray dọc theo chân
- Nữ thì 2 tay sẽ đặt ở trước vạt áo trước, tạo thành hình chữ V, bàn tay trái đặt lên bàn tay phải.
Lưu ý khi giao tiếp, chào hỏi ở Nhật
Bên cạnh các điểm lưu ý khi cúi chào kiểu Nhật, bạn cũng nên nắm được các lưu ý chung trong giao tiếp của người Nhật:
- Nói giảm, nói tránh: Người Nhật rất chú ý và để tâm đến cảm xúc của người khác và sợ mất lòng người khác nên họ thường sẽ nói giảm, nói tránh, nói vòng vo thay vì đi thẳng vào vấn đề
- Không nhìn thẳng vào mắt người đối diện: đây được coi là hành động thiếu lịch sự trong giao tiếp
- Không chỉ tay vào người khác, nên dùng bàn tay mở rộng để hướng đến đối tượng được nhắc tới
- Văn hóa tặng quà: Khi mới chuyển đến sinh sống ở khu vực mới, người Nhật thường chuẩn bị món quà nhỏ để tặng hàng xóm như cách gửi lời chào để làm quen.
Trên đây là những thông tin về văn hoá Ojigi của người Nhật mà Đông Du Hà Nội đã tìm hiểu và chắt lọc lại chia sẻ đến các bạn. Hi vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp các bạn giao tiếp hiệu quả hơn với người Nhật nhé. Nếu còn thắc mắc hay muốn hỗ trợ tư vấn du học Nhật Bản thì đừng ngần ngại liên hệ với Đông Du Hà Nội qua Hotline 0948792662 nhé.
Tìm hiểu tiếng Nhật cùng Đông Du Hà Nội
Xin chào các bạn!
Mình là Nguyễn Ngọc Hà, 32 tuổi. Mình là chuyên viên tư vấn du học Nhật Bản, mình có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn du học Nhật Bản và đưa du học sinh sang Nhật.
Mình may mắn được có kinh nghiệm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản hơn 5 năm, mình rất sẵn lòng chia sẻ kiến thức du học và kinh nghiệm du học Nhật Bản đến với các bạn trong bài viết này!
Previous post