6 sai lầm người mới học tiếng Nhật cần tránh
- Posted by Nguyễn Ngọc Hà
- Categories Tin tức
- Date Tháng hai 14, 2023
- Comments 0 comment
- Tags
Trong bài viết này, Đông Du Hà Nội sẽ chia sẻ đến các bạn 7 sai lầm người mới học tiếng Nhật cần tránh. Hãy cùng tìm hiểu để có được phương pháp học tiếng Nhật tốt nhất cho mình nhé!
Sai lầm người mới học tiếng Nhật cần tránh là gì?
“Ngại” tương tác trong giờ học
Học ngoại ngữ quan trọng nhất vẫn là khả năng sử dụng ngoại ngữ đó một cách trôi chảy, lưu loát, giao tiếp tốt là đích cuối cùng của tiếng Nhật.
Khi vừa mới học tiếng Nhật, nếu ngại tương tác với giáo viên hay các bạn học viên khác, bạn sẽ dễ nản khi học lên các cấp cao hơn. Nhất là đối với kỹ năng nói tiếng Nhật, bạn cần thường xuyên tương tác với giáo viên và các bạn cùng lớp thì khả năng nói của bạn mới có thể tốt hơn được.
Luôn mang tâm lý sợ sai
“Sợ sai” là vấn đề không chỉ đối với việc học tiếng Nhật mà ngay cả khi học những ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Trung,… Trong quá trình học ngoại ngữ, bạn đừng sợ sai, hãy nói bất cứ gì trong tầm hiểu biết của bạn, nếu sai thì bạn sẽ được thầy cô, bạn bè sửa lại.
Nhờ điều đó, bạn sẽ không mắc lại lỗi sai đó nữa và biết cách sử dụng sao cho đúng. Nó cũng giúp bạn phản xạ và tư duy nhanh hơn trong mọi tình huống. Bởi khi mới bắt đầu ai cũng có trình độ tương đương nhau nên đừng “sợ sai” nhé!
Không chú trọng học Kanji
Giai đoạn mới bắt đầu học tiếng Nhật, các bạn sẽ được dần làm quen với chữ Kanji. Chữ Kanji nhiều nét, cách đọc,… không còn dễ như học bộ chữ hiragana và katakana nữa. Kanji bắt đầu xuất hiện trong câu văn, mỗi chữ lại có nhiều âm khác nhau, bộ, nét,… vì thế mà nhiều bạn khi mới bắt đầu rất dễ bỏ cuộc.
Sai lầm ở chỗ, các bạn học lơ là học kanji nhưng không hiểu được tầm quan trọng của chữ Kanji. Biết đọc chữ Kanji thì bạn mới có thể đọc được sách tiếng Nhật, giúp bạn dịch câu, ngắt nghỉ câu cũng đúng hơn. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp bạn sẽ có thể đoán được nghĩa từ chính chữ hán mà bạn đã học.
Không luyện nghe thường xuyên
Các bạn khi mới học tiếng Nhật luôn phản ứng rằng “Sao mà tiếng Nhật nhanh quá”. Bạn không đủ khả năng nắm bắt được ý nghĩa, đôi khi nghe xong cũng không hiểu gì.
Đây hoàn toàn là điều rất bình thường khi bạn mới bắt đầu một khóa học tiếng Nhật. Điều cần thiết lúc này là bạn nên hiểu mình cần xây dựng cho bộ não bộ giải mã những âm thanh hoàn toàn xa lạ không phải tiếng mẹ đẻ. Vậy nên đừng nản khi chẳng hiểu gì cả.
Lời khuyên dành cho bạn, dù không hiểu vẫn hãy cứ nghe, cứ để âm thanh của những đoạn hội thoại, đoạn văn đó trong tâm trí bạn. Để bộ não làm quen dần với chúng. Cùng với thời gian, song song với việc kết hợp học về động từ, cấu trúc câu, từ vựng, việc nghe tiếng Nhật sẽ dần dần sáng tỏ hơn với bạn. Hãy bắt đầu từ những đoạn dễ đến khó dần, để tai bạn đủ thời gian để thích ứng với tiếng Nhật. Một kế hoạch luyện nghe có phương pháp, hoặc lựa chọn cho bạn một giáo trình nghe nào đó và theo đuổi nó là điều rất cần thiết cho bạn.
Học quá nhanh
Một sai lầm nữa đó là bạn học quá nhanh. Với tâm lý nhanh chóng muốn đạt được một cái gì đó, người học thường tập trung và tốc độ thay vì chất lượng. Chẳng hạn, khi có kiến thức mới học bạn thường học liên tục trong khoảng 1 -2h đồng hồ, học thuộc làu và yên tâm rằng mình đã ghi nhớ và thuộc nó.
Tuy nhiên, kiến thức đó rất dễ rơi rụng ngay trong hôm sau. Bạn nên học chậm, từ tốn, ôn luyện kiến thức trong nhiều ngày, mỗi ngày, quan trọng là cần phải đều đặn.
Chỉ tập trung ôn thi, luyện đề
Vì nhiều yếu tố và sức ép bằng cấp phải có N2, hay N3 để phục vụ xin việc, làm hồ sơ du học,… mà không ít bạn lựa chọn cho mình cách học tiếng Nhật học chỉ để thi năng lực, học chỉ lấy bằng. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt điều này việc học tiếng Nhật để luyện thi khác hoàn toàn với học tiếng Nhật như ngôn ngữ nước ngoài để mình có thể hiểu và diễn đạt tốt.
Khi bạn đã xác định học tiếng Nhật nghiêm túc và mong muốn sử dụng tiếng Nhật vào công việc và thành thục thì hãy có lộ trình học cho đúng để khi đã vững vàng kiến thức thì bạn mới nên bắt đầu luyện thi.
Học lệch các kỹ năng
Dù đã học đến N3, N2 nhưng nhiều bạn vẫn không thể nghe tốt dù có thể nói tốt, và viết tốt, rồi ngược lại. Có thể bạn chú tâm vào nói tiếng Nhật nhưng không đầu tư đủ thời gian cho kanji, hoặc quá chú tâm vào luyện ngữ pháp mà không luyện cho mình phản xạ khi giao tiếp.
Cũng có thể bạn rất giỏi Kanji và đọc hiểu nhưng lại yếu về nghe hiểu. Những trường hợp như vậy phần nhiều là do lượng thời gian bạn đầu tư cho các kỹ năng không cân đối với khả năng hay sở thích của bạn. Bạn cần hiểu mình mạnh ở kỹ năng nào, và có kế hoạch đầu tư thời gian thích hợp dựa vào kết quả các bài kiểm tra hoặc sự tư vấn của các giáo viên.
Để tránh những sai lầm trên, bạn cần xác định rõ mục đích học tập của mình để chọn cho mình khoá học tiếng Nhật phù hợp với nguyện vọng của mình. Bạn cũng nên tham khảo thật kỹ lộ trình, phương pháp giảng dạy trước khi bắt đầu học nhé!
Tìm hiểu tiếng Nhật cùng Đông Du Hà Nội
Xin chào các bạn!
Mình là Nguyễn Ngọc Hà, 32 tuổi. Mình là chuyên viên tư vấn du học Nhật Bản, mình có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn du học Nhật Bản và đưa du học sinh sang Nhật.
Mình may mắn được có kinh nghiệm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản hơn 5 năm, mình rất sẵn lòng chia sẻ kiến thức du học và kinh nghiệm du học Nhật Bản đến với các bạn trong bài viết này!