Tết Ở Nhật Bản Và Những Phong Tục đón tết ở Nhật
- Posted by Nguyễn Ngọc Hà
- Categories Tin tức
- Date Tháng mười hai 4, 2024
- Comments 0 comment
- Tags
Tuy là nước nằm trong khu vực Châu Á những Nhật Bản lại đón tết dương thay vì tết âm như Việt Nam, không khí cuối năm đang đến gần và Tết ở Nhật Bản cũng đang đến, sự kiện đón năm mới của Nhật Bản sẽ có những nét riêng, khác biệt so với các nước Châu Á khác. Hãy cùng Đông Du Hà Nội tìm hiểu ngày Tết ở Nhật Bản có gì và những phong tục đón Tết ở Nhật nhé!
Nguồn gốc Tết ở Nhật
Vào trước thế kỉ 19, nước Nhật vẫn đang sử dụng lịch âm và có truyền thốn đón tết Nguyên Đán như Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, đến đợi Minh Trị thứ 5 thì đã thay đổi và đã sử dụng lịch dương để thay thế. Toàn bộ lịch của Nhật Bản đã thay đổi chỉ trong 1 tháng. Và vào 1972 Nhật Bản bắt đầu đón tết vào 1 tháng 1 định kì hàng năm.
Phong tục đón Tết ở Nhật Bản
Mỗi đất nước đều có những sự kiện đặc biệt khi đến Tết, ở Nhật cũng vậy những ngày cuối năm Nhật Bản sẽ có những phong tục truyền thống. Cùng tìm hiểu xem những phong tục đón Tết ở Nhật là gì nhé!
Osouji - Ngày hội tổng vệ sinh
Ngày hội tổng về sinh Osouji là ngày gần giống như ở Tết ở Việt Nam, trước khi đón năm mới thì người Nhật sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, theo quan niệm từ xưa rằng vị thần Toshigami linh thiêng nhất trong thần đạo Shinto sẽ đến thăm nhà vào dịp Tết nên họ luôn để nhà cửa sạch sẽ để ông có thể mang theo may mắn và những lời chúc cho bản thân và gia đình vì thế người dân Nhật Bản luôn treo Shimenawa trước cửa nhà để mời thần vào nhà.
Trang trí nhà
Dịp năm mới đến điều không thể thiếu trước thềm năm mới đó là trang trí nhà cửa, ở Nhật đa phần người dân sẽ không dọn nhà vào ngày 29 tháng 12 bới phát âm của chúng có ý nghĩ “2 lần nỗi đau”. Vậy nên họ sẽ chọn ngày 28 hoặc 30 để lau dọn nhà cửa.
Ngoài việc treo Shimenawa để chào đón thần Toshigama đến và xua đuổi tà ma, năng lượng xấu thì ở Nhật người dân còn đặt các Kadomastsu ở nhà hoặc các doanh nghiệp, công ty. Kadomatsu được trang trí giống như lẵng hoa bằng 3 cây trúc và những cành thông thể hiện cho sự kiên cường và khoẻ mạnh, ngoài ra trang trí Kadomatsu còn có ý nghĩa khác là để cầu chúc cho một năm mới thịnh vượng và nhiều may mắn.
Lễ rung chuông đêm giao thừa
Điều đặc biệt Tết ở Nhật Bản sẽ có lễ rung chuông truyền thống – Joya no kane được tổ chức khắp nơi trên đất nước Nhật Bản vào đêm giao thừa. Lễ rung chuông sẽ được bắt đầu khi gần đến khoảnh khắc giao thừa, hồi chuông dài vàng lên 108 lần để chào năm cũ và chuẩn bị đón năm mới. Một số ngôi chùa ở Nhật khuyến khích mọi người đánh chuông để chào năm cũ và mong ước năm mới măn mắn và vui vẻ hơn. Những các bạn muốn đánh chuông thì phải xếp hàng để có thể đánh được chuông trong ngày giao thừa ở Nhật.
Viếng đền hoặc chùa đầu năm
Đầu năm mới ở Nhật cũng giống ở Việt Nam mọi người sẽ có những chuyến đi đầu tiên đến các chùa và đền thờ, đây là một trong những hoạt động không thể thiếu chào đón Tết ở Nhật. Các đền thờ ở Nhật thường mở cửa suốt đêm để mọi người có thể đến cầu nguyện ngày đầu năm.
Đầu năm, các bạn sẽ thấy cảnh đông nghịt người ở các ngôi chùa lớn ở Tokyo hay Kyoto, không khí rộn ràng nô nức từng dòng người đến để viếng đền cầu cho năm mới tốt đẹp hơn. Theo quan niệm ở Nhật, nếu đi chùa vào dịp đầu năm bạn sẽ có được những điều tốt đẹp cho năm mới.
Không những vậy, vào những ngày này mọi người đến đền chùa còn nô nức rút các quẻ Omikuji để xem tiên đoán những sự kiện xuất hiện trong năm tới, nhìn chung mỗi quẻ sẽ có giá khoảng 500 -1000 Yên. Đây là hoạt động đang để trải nghiệm nếu có dịp bạn ghé qua nước Nhật tham dự lễ Tết ở Nhật sẽ rất thú vị.
Gửi thiệp chúc tết đến người thân
Những ngày Tết ở Nhật Bản, mọi người thường dành cho nhau những hoạt động khiến sẽ khiến bạn bất ngờ, cũng như những ngày tết ở Việt Nam mọi người hay dành cho nhau những món quà, hay lì xì thì ở Nhật mọi người thường dành cho nhau những tấm thiệp để dành tặng người thân, đồng nghiệp và bạn bè. Những tấm thiệp này được thiết kế rất độc đáo, trong thiệp sẽ có in hình gia đình và vẽ những linh vật đại diện của năm.
Mặc dù đây là thời đại công nghệ, mọi người có thể gửi tin nhắn hay gửi mail, nhưng những tấm thiệp vẫn được người dân ở Nhật trưng dụng như một nét văn hoá.
Ẩm thực Tết ở Nhật Bản
Đặc trưng mâm cỗ ngày tết
Ở Việt Nam, mâm cỗ ngày tết sẽ không thể thiếu bánh chưng, bánh dày thì ở Nhật Bản món ăn không thể thiếu trong mâm cổ ngày tết đó là Osechi Ryori.
Osechi là món ăn truyền thống xuất hiện hơn 1000 năm trước và được giữ cho đến bây giờ như một truyền thống được gìn giữ, ngày nay mâm cơm đã đầy đủ hơn thể hiện sự dư giả và đủ đầy. Vào những ngày này, người nội trợ ở Nhật sẽ tỉ mỉ chuẩn bị món Osechi và đặt vào hộp Jubako, chỉ cần nhìn vào những chiếc hộp đó sẽ thấy không khí tết ngập tràn cũng giống như nhìn thấy bánh chưng ở Việt Nam vậy.
Mì trường thọ Soba
Ở đất nước Nhật, ngày cuối cùng trong năm của họ sẽ cùng nhau thưởng thức mì Soba. Mì Soba có sợi mì dài nhưng dễ cắn đứt tượng trưng cho sự chấm dứt năm cũ, cắt đứt mọi xui xẻ và chào đón năm mới.
Cứ đến ngày cuối cùng của năm các cửa hàng mì lại tấp nập khách đến thưởng thức mì Soba, không chỉ có nghĩ là chấm dứt xui xẻo mà mì Soba còn có ý nghĩa là mang đến lời chúc sức khoẻ.
Bánh dày Mochi - món ăn quen thuộc trong ngày Tết ở Nhật
Nhắc đến Mochi – món ăn quen thuộc của người dân Nhật Bản cũng như du khách khi đến với Nhật Bản, trong ngày Tết ở Nhật đây cũng là món không thể thiếu và mang ý nghĩa rất quan trọng vì nó thể hiện sự đủ đầy, tròn vẹn để dâng lên thần linh vì theo quan niệm thì những vậy sắc nhọn thần linh sẽ không thích vậy nên đây là món rất thích hợp để dâng lên.
Người dân Nhật sẽ dành riêng một ngày để thưởng thức món bánh này, vì ăn trước khi dâng lên thần linh là một điều bất kính nên mọi người sẽ thưởng thức sau khi cúng bái xong, người dân Nhật Bản thường cắt bành dày mang đi nướng để ăn cùng chè đậu đỏ hoặc súp Ozoni,…
Trên đây là những đặc trưng Tết ở Nhật Bản, mang nhiều nét đẹp truyền thống và đậm đà bản sắc dân tộc, nếu có dịp sang Nhật vào ngày Tết thì các bạn sẽ rất bất ngờ với những hoạt động và phong tục nơi đây. Bài viết trên đã nêu ra một số đặc trưng các bạn đọc và tham khảo nhé!
Tìm hiểu tiếng Nhật cùng Đông Du Hà Nội
Xin chào các bạn!
Mình là Nguyễn Ngọc Hà, 32 tuổi. Mình là chuyên viên tư vấn du học Nhật Bản, mình có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn du học Nhật Bản và đưa du học sinh sang Nhật.
Mình may mắn được có kinh nghiệm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản hơn 5 năm, mình rất sẵn lòng chia sẻ kiến thức du học và kinh nghiệm du học Nhật Bản đến với các bạn trong bài viết này!
Next post