Văn Hóa Giao Thông Nhật Bản Như Thế Nào?
- Posted by Nguyễn Ngọc Hà
- Categories Tin tức
- Date Tháng tư 5, 2024
- Comments 0 comment
- Tags
Nhật Bản là một trong những nước văn minh và phát triển toàn diện mọi mặt. Trong đó phải kể đến giao thông Nhật Bản phát triển không ngừng. Hãy cùng Đông Du Hà Nội tìm hiểu văn hóa giao thông Nhật Bản như thế nào nhé!
Tìm hiểu về Văn hóa giao thông Nhật Bản.
Hiện nay ở Nhật Bản, phương tiện gia thông chủ yếu là tàu điện, xe đạp, xe buýt, các bạn sẽ rất ít khi thấy xe máy vì ở đây không chuộng những phương tiện này. Những phương tiện giao thông công cộng thường có giá thành khá rẻ. Để di chuyển sang các thành phố bạn có thể sử dụng thêm Shinkansen (tàu điện tốc độ cao), xe buýt, tàu thuỷ.
Các phương tiện giao thông ở Nhật có thể bị tạm ngưng nếu thời tiết xấu, tuy nhiên điều này dường như không có. Chỉ có xe bus và taxi thường xuyên bị gián đoạn do kẹt xe mới có thời gian chậm hơn, và các phương tiện khác thời gian tương đối chính xác.
Một điều bạn cũng nên chú ý đến văn hoá giao thông Nhật Bản đó là khoảng thời gian từ tối đến khuya, phương tiện giao thông sẽ ít hơn bình thường, không có xe bus. Nếu muốn di chuyển thoải mái, an toàn, mọi lúc mọi nơi và bảo đảm an toàn thì phương tiện duy nhất nên là taxi, tuy nhiên giá taxi vào lúc khuya tương đối cao.
Nguyên tắc văn hóa giao thông Nhật Bản
Mỗi quốc gia sẽ có quy tắc riêng và Nhật Bản cũng thế. Giao thông ở Nhật Bản cũng có quy tắc như: cho người đi xe hơi, người đi bộ, người đi mô tô, xe gắn máy, đi tàu điện ngầm, thang cuốn. Giao thông ở Nhật Bản đi bên nào? Hãy cùng xem những nguyên tắc trong văn hóa giao thông Nhật Bản dưới đây nhé!
văn hóa giao thông dành cho người đi ô tô
Theo văn hóa giao thông Nhật Bản thì người đi xe mô tô phải chấp hành theo sự chỉ dẫn của đèn giao thông, biển báo, ký hiệu chỉ dẫn trên đường. Nơi có biển báo tạm thời dừng xe thì phải xe mô tô phải dừng lại và quan sát sự an toàn bên trái, bên phải để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc. Ở vạch qua đường đang có người cố tình vượt lên thì phải dừng xe nhường cho người ta đi trước.
Đặc biệt trong khi lái xe không được dùng điện thoại di động. Ở Nhật, tai nạn của người cao tuổi rất nhiều do đó khi nhìn thấy người già cần hết sức chú ý.
Văn hóa giao thông dành cho người đi bộ
Quy tắc dành cho người đi bộ ở Nhật Bản là phải chấp hành các tín hiệu đèn giao thông ngay cả khi đang vội. Đối với nơi có vỉa hè thì người đi bộ phải đi trên vỉa hè và không được đi xuống lòng đường, nơi không có vỉa hè phải đi bên phải đường. Bạn không nên đi sang đường từ nơi mà ô tô đang dừng và đỗ.
Theo văn hóa giao thông Nhật Bản thì tất cả các phương tiện đều phải nhường đường cho người đi bộ, phải đảm bảo răng người đi bộ đã đi hết lên vỉa hè an toàn rồi phương tiện mới được di chuyển tiếp.
Văn hóa giao thông dành cho người đi xe máy, xe đạp
Có một điều đặc biệt mà ở Nhật Bản các bạn tham gia giao thông nên chú ý đó là nếu người tham gia giao thông bằng xe đạp và xe máy thì các bạn không được phép trở thêm người, mà chỉ được phép đi một mình. Người đi xe đạp, xe máy phải đi phía bên trái đường, không được kết hợp với phương tiện khác.
Đi xe đạp vào buổi đêm cần phải mở đèn hay lắp các thiết bị phản xạ khi đi vào đêm tối và chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị, hiệu lệnh.
Văn hóa giao thông dành cho người đi tàu điện, thang cuốn
Văn hoá giao thông Nhật Bản còn được thể hiện ở việc các chủ phương tiện trực tiếp tham gia lái xe và những văn hoá ấy cũng được thể hiện khi họ sử dụng tàu điện ngầm, thang cuốn.
Khi sử dụng tàu điện là phương tiện để di chuyển, những người đứng đợi tàu điện đến sẽ phải xếp hàng một cách ngay ngắn và đứng về hai bên để cho người trên tàu điện di chuyển.
Vào giờ cao điểm người Nhật không hề chen lấn xô đẩy hay tỏ thái độ bực bội mà sau khi lên xe họ chỉ tranh thủ chợp mắt hay đọc báo. Tuyệt đối không ai trò chuyện hay ăn uống trên tàu điện họ sẽ dùng tin nhắn thay cho cuộc điện thoại.
Nếu do gặp trục trặc mà tàu điện bị chậm trễ thì khách hàng sẽ nhận được thông báo và một lời xin lỗi hết sức chân tình và lịch sự từ đội ngũ lái tàu.
Những lưu ý khi tham gia văn hóa giao thông Nhật Bản
– Tay lái bên phải, di chuyển bên trái: Các phương tiện giao thông ở Nhật khi tham gia giao thông sẽ di chuyển sang bên trái, còn vô lăng lái xe sẽ di chuyển ở bên phải. Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên nếu lần đầu đặt chân tới Thái Lan, vì điều này sẽ hoàn toàn trái ngược với Việt Nam.
– Nhất định phải thắt dây an toàn: Điều đặc biệt ở đây là khi di chuyển các bạn phải thắt dây an toàn ở ghế ngồi phía sau. Nhớ đừng quên điều này trừ khi bạn ngồi taxi nha.
– Không bấm còi: Một điều chắc chắn khi tham gia giao thông ở Nhật đó là Bấm còi ở Nhật không phải là vi phạm pháp luật. Nhưng nếu bạn bấm còi thì sẽ gây nguy hiểm đối với những người tham gia giao thông khác. Vì vậy, bạn sẽ hiếm khi nghe thấy tiếng còi inh ỏi hơn ở Việt Nam. Tất nhiên, trong tình huống nguy cấp bạn cũng nhớ bấm còi nha.
– Tuyệt đối không uống rượu,bia dùng chất kích thích khi tham gia giao thông. Hình phạt đối với những trường hợp trên quả thực không nhẹ chút nào. Có cả những trường hợp tước giấy phép lái xe nữa đấy.
– Uư tiên cho người đi bộ
– Giữ im lặng khi đang di chuyển trên các phương tiện công cộng như xe bus, tàu điện hay tàu cao tốc Shinkansen.
Trên đây là những lưu ý về văn hóa giao thông ở Nhật Bản, các bạn đang ở Nhật Bản hoặc đang có dự định sang thì nên tìm hiểu văn hóa tham gia giao thông ở Nhật Bản để tránh những rủi ro nha!
Tìm hiểu tiếng Nhật cùng Đông Du Hà Nội
Xin chào các bạn!
Mình là Nguyễn Ngọc Hà, 32 tuổi. Mình là chuyên viên tư vấn du học Nhật Bản, mình có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn du học Nhật Bản và đưa du học sinh sang Nhật.
Mình may mắn được có kinh nghiệm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản hơn 5 năm, mình rất sẵn lòng chia sẻ kiến thức du học và kinh nghiệm du học Nhật Bản đến với các bạn trong bài viết này!