Tìm hiểu về Bộ thủ: Viên gạch móng của Hán tự và Đọc hiểu.
- Posted by Nguyễn Ngọc Hà
- Categories Từ vựng
- Date Tháng tư 15, 2023
- Comments 0 comment
- Tags
Trong phương pháp Hán tự Đông Du Hà Nội, Bộ thủ là những biểu tượng mà xuất hiện bên trong một Hán tự.
Mỗi Hán tự có thể có 1-3 bộ (thỉnh thoảng 4). Và hãy xem nó như những viên gạch để hình thành nên Hán tự.
Giải thích dễ hiểu như thế này:
Khi nghĩ tới bộ thủ và cách sử dụng, bạn có thể xem chúng như là cách chúng ta học tiếng Việt. Hán tự chính là từ, còn Bộ thủ là bảng chữ cái ABC. Bạn đã học gì trước khi học viết từ và học đọc? Chính là chữ cái.Và tương tự như vậy, nếu học viết từ mà không cần học chữ cái trước thì như thế nào? Nó chính là cách mà nhiều người dùng để học Hán tự bằng cách ghi nhớ từng nét.
Học viết Hán tự theo từng nét giống như học cách đọc từ “HÁN” mà không biết một chữ cái nào. Bạn sẽ phải nhớ cách đọc, cùng với thứ tự nét “gạch dọc, gạch ngang, gạch chéo, có dấu sắc…”
Và còn nhân lên hàng nghìn hán tự khác nhau, bạn sẽ hiểu tại sao phương pháp học bình thường lại không hiệu quả nếu muốn đi đường dài trong tiếng Nhật. Việc không có hoặc yếu Hán tự chính là lí do nhiều bạn bị vướng khi học tới trình độ trung cấp N3: Không nhớ được, không hiểu được, tiếng Nhật phức tạp và rối rắm…
“Bạn sẽ không cần tới hơn 10 năm học Hán tự để đạt tới trình độ Đọc hiểu được tiếng Nhật, nếu được tiếp cận đúng Hán tự với phương pháp chuẩn, sẽ chỉ mất 1 – 2 năm để đạt được con số 2136 Hán tự”
Học theo Bộ thủ cũng tương tự như học chứ cái trong bảng chữ cái, não bộ của bạn sẽ quen dần với những bộ thủ quen thuộc mà bạn có thể dùng nhiều lần. Giải thích như sau:
Hán tự này là 町, nghĩa là “thị trấn”. Theo như ảnh trên, 町 được tạo thành từ 2 bộ thủ:
- 田 (ĐIỀN)
- 丁 (ĐINH)
Trong phương pháp học Hán tự Đông Du Hà Nội, bạn sẽ được hướng dẫn trước hệ thống các bộ thủ thông dụng, từ đó để suy ra nhiều Hán tự khác nhau. Ví dụ như với Khóa học N5, bạn được học 90 bộ thủ, thành 650 Hán tự để từ đó học 1000 từ vựng thông dụng nhất trong tiếng Nhật.
Nhưng nếu bạn là một người nhớ tốt thì sao? Chúng ta sẽ cùng làm một ví dụ so sánh sau nhé!
Thông thường các bạn có thể dùng cách thủ công nhớ nét viết để học Kanji, nhưng sự khác biệt về tính hiệu quả sẽ càng lớn khi Kanji đó càng phức tạp.
Trong ví dụ ảnh trên, thay vì nhớ 18 nét cho một Hán tự N5, chúng ta sẽ nhớ Hán tự này ghép từ 3 bộ thủ (trong hệ thống 90 bộ thủ cho trình độ N5). Hán tự trên là chữ DIỆU 曜 . Ví dụ mẹo nhớ là: Con chim (Bộ TRUY) kêu ヨヨ (Bộ KÝ) cả ngày 日 (Bộ NHẬT – nghĩa mặt trời, ngày) thì thật là vi DIỆU.
Hi vọng là bạn đã có thể nhận ra được bộ thủ là gì, và cách Đông Du Hà Nội đang áp dụng phương pháp học Hán tự một cách hiệu quả và tinh gọn nhất dành cho học viên.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về:
BÀI KIỂM TRA KANJI THEO TRÌNH ĐỘ (Link bài viết)
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỌC KANJI (Link bài viết)
THÔNG TIN CÁC KHÓA HỌC CHẮC GỐC TẠI ĐÔNG DU HÀ NỘI (Link bài viết)
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về thông tin các khoá học tiếng Nhật bằng cách nhấn vào link dưới đây.
Tìm hiểu tiếng Nhật cùng Đông Du Hà Nội
Xin chào các bạn!
Mình là Nguyễn Ngọc Hà, 32 tuổi. Mình là chuyên viên tư vấn du học Nhật Bản, mình có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn du học Nhật Bản và đưa du học sinh sang Nhật.
Mình may mắn được có kinh nghiệm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản hơn 5 năm, mình rất sẵn lòng chia sẻ kiến thức du học và kinh nghiệm du học Nhật Bản đến với các bạn trong bài viết này!